Làm thế nào tiết kiệm khi sống và học tập tại Nhật?

Làm thế nào tiết kiệm khi sống và học tập tại Nhật?

Một số kinh nghiệm "rất thật" dành cho các bạn du học sinh, có thể áp dụng luôn sẽ rất tốt và một số có thể áp dụng tại Việt Nam để đảm bảo chi tiêu luôn nha.

MỤC LỤC[ẩn]

Làm thế nào tiết kiệm khi sống và học tập tại Nhật?

Các bạn du học sinh thường còn ít tuổi nên suy nghĩ về chuyện tiền nong đặc biệt là tiết kiệm có lẽ rất ít. Nhưng khi sống xa nhà đặc biệt là ở đất nước đắt đỏ như Nhật Bản, bạn không nghĩ cách tiết kiệm sẽ có lúc rơi vào cảnh túng thiếu, khó xử!

Thường phụ nữ Nhật và thậm chí cả các thanh niên nam nữ đều có quyển sổ ghi chi li tỉ mẩn thu chi cái gì rất là rõ ràng. Bản có thể ra siêu thị và nhìn thấy quyển sổ dành cho bà nội trợ có kẻ sẵn bảng timetable.

Ở Nhật đa phần tầng lớp trung lưu chồng làm salary man lương chỉ đủ chi tiêu. Chưa kể gia đình nào có con thì chuyện chăm nuôi, học hành của con ngốn tiền kinh khủng. Lương thì có hạn, đời sống thì đắt đỏ, thành ra tự nhiên vì thế mà cả xã hội đều hình thành thói quen chi tiêu tính toán, có mục đích và tiết kiệm hết mức có thể. Hồi mới sang mình được mấy bạn gái Nhật chỉ cho cách tự trồng rau, vừa giải trí vừa đẹp và vừa có thể làm bữa ăn, tiết kiệm khoản nho nhỏ!

Bí quyết tiết kiệm tiền

  • Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm tiền. Ví dụ, chi tiền vào học phí, ăn uống, sách vở, đi lại và một phần phòng thân khi ốm đau.
  • Tiết kiệm cả ngay đối với từng đồng tiền xu lẻ. Chúng ta thường hay có xu hướng tiêu tiền xu vì chúng nặng ví. Tuy nhiên con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền xu họ sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.
  • So sánh, so sánh và luôn luôn so sánh. Trước khi tiêu tiền vào khoản nào đó họ sẽ dành thời gian so sánh xem món nào có giá thành và cả giá trị sử dụng tốt nhất. Ví dụ: bạn có thể mua trà pha rồi cho vào bình thay vì mua nước ở Combini. Balo có thể sẽ nặng hơn chút nhưng ví của bạn sẽ nặng hơn chút đấy!
  • Chỉ sử dụng 5% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân. Hưởng thụ cá nhân ở đây với các bạn gái thì là tiền mua phấn son trang điểm, với bạn trai tiền đi ăn tiệm tháng 1 lần chẳng hạn.
  • Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, và chỉ lượn ra bằng đó quầy hàng để mua, không tạt ngang tạt dọc kẻo … lung lạc ý chí.
  • Không dùng vòi nước nóng để rửa bát mà dùng găng tay cao su để tiết kiệm ga tiện thể tiết kiệm tiền hand cream.
  • Đi siêu thị thường đi vào cuối ngày sẽ có hàng giảm giá một nửa.
  • Thường xuyên rình mò hàng giảm giá hay hàng khuyến mại, làm anket trên các tờ rơi để lĩnh quà (thường là coupon tiền mặt có giá trị thanh toán). Chịu khó đi chợ ở từng siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ.
  • Trước khi mở tủ lạnh suy nghĩ xem lấy gì để mở ra đóng lại đúng 3 giây cho đỡ tốn điện. Chiêu này của một cô nội trợ từng viết sách về tiết kiệm, nhờ cần kiệm mà sau vài năm hai vợ chồng mua được nhà đó nha!
  • Vấn đề giặt dũ thì mùa hè thì khỏi để chế độ vắt nha cho quần áo tự khô. Mùa đông phơi quần áo trong nhà cho đỡ tốn tiền điện bật máy phun nước hay giữ ẩm.
  • Đi ngoài đường toilet công cộng ở khắp mọi nơi nên nếu ra ngoài thì nhớ đi nặng đi nhẹ luôn để khỏi mang về nhà giải quyết cho tốn nước.
  • Chỉ mua quần áo khi giảm giá. Lên mạng rình tìm những nơi ăn uống ngon bổ rẻ, khuyến mãi thật lực.

Với lương nhận được các bạn cần sắp xếp khoản nào dùng vào việc gì và cố gắng tuân thủ kế hoạch tài chính của mình. Chúc các bạn quản lý tiền thật xuất sắc và vượt qua thời kỳ du học chông gai cũng như đẹp nhất cuộc đời của mình!

Bí quyết tiết kiệm khác

  • Thuê nhà trọ xa thành phố. Để thuê một phòng trọ bình dân ở những thành phố sang trọng như Tokyo, bạn sẽ phải trả trên 60.000 Yên/tháng (khoảng 8 triệu VNĐ). Đây là mức chi phí làm đau đầu các du học sinh. Lời khuyên cho các bạn đó là hãy thuê nhà ở vùng ngoại ô hoặc các vùng quê.
  • Tìm người ở ghép. Tại Nhật chi phí sinh hoạt trung bình tương đối cao, trong đó riêng tiền thuê phòng trọ khoảng 30.000 – 35.000 Yên/tháng (tương đương 8 – 9 triệu đồng/tháng) cho một phòng chừng 20m vuông ở các khu vùng ven. Nếu ở gần trung tâm Tokyo và Osaka, giá có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Để khắc phục tình hình này các bạn nên chọn giải pháp ở ghép.
  • Tìm kiếm việc làm thêm. Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, sinh viên không được làm thêm quá 4h/ngày và 28h/tuần. Các bạn cần chú ý để không làm thêm vượt quá số giờ quy định này.
  • Săn học bổng. Săn cho mình một suất học bổng, sẽ giúp bạn giảm phần nào áp lực về chi tiêu. Ngoài chế độ cấp học bổng cho du học sinh của chính phủ Nhật Bản (Bộ Khoa học và Giáo dục Nhật cấp), còn có các loại học bổng do Quỹ trợ giúp học sinh Nhật Bản (JASSO – một tổ chức hành chính pháp nhân độc lập) hay các chính quyền địa phương, các quỹ giao lưu quốc tế, các quỹ học bổng tư do các tập đoàn, công ty lớn cấp, ...
  • Săn hàng giảm giá. Thông thường, giá hàng hóa ở Nhật khá đắt đỏ, có thể gấp 4 - 5 lần ở Việt Nam. Nếu không quá cần thiết, các bạn hãy đợi tới khi chúng được giảm giá để vừa có được món đồ tốt mà giá hợp lý.
  • Mua sắm ở khu chợ đồ cũ. Các bạn có thể mua sắm ở khu chợ đồ cũ. Vào khoảng thời gian bắt đầu các kỳ học (tháng 4 và tháng 10 hàng năm) có nhiều chợ đồ cũ để sinh viên có thể mua các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu (đa phần là hàng đã qua sử dụng): Chăn, đệm, quần áo, nồi cơm điện, máy sưởi, bát đũa, xe đạp, ... với giá rất rẻ.
  • Mua thực phẩm với số lượng lớn khi đi chợ. Một “chiêu” nữa mà các du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua với số lượng lớn thực phẩm, thức ăn mỗi khi đi chợ. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và chịu mức giá cao, nhiều bạn rủ nhau cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Những ai mua đồ ăn chín thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể giảm giá chỉ còn một nửa.
  • Sử dụng Internet miễn phí. Thay vì ngồi ở nhà dùng máy tính tiền điện và tiền mạng thì bạn hãy tới trường học và truy cập internet miễn phí.

Việc xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể, tiết kiệm chi tiêu để có thể theo học đến cùng chính là quyết tâm của mỗi người khi du học tại Nhật.

Tin cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Làm thế nào tiết kiệm khi sống và học tập tại Nhật?
Đánh giá bài viết:
(5/1 đánh giá)