Đi giao báo tại Nhật Bản để ... du học

Đi giao báo tại Nhật Bản để ... du học

Khi tình hình dịch Covid-19 đang dần ổn định hơn, các tòa soạn báo nổi tiếng tại Nhật Bản tiếp tục trợ cấp học bổng đợt tháng 04/2022 cho một chương trình hết sức đặc biệt là ... nhận học bổng du học đi kèm làm nhân viên giao báo.

MỤC LỤC[ẩn]

Đi giao báo tại Nhật Bản để ... du học

Học bổng báo là gì?

"Học bổng báo" như tên gọi quen thuộc lâu nay của các du học sinh Việt Nam là hình thức học bổng do các tờ báo lớn tại Nhật Bản như Yomiuri, Asahi, Mainichi, Sankei, Isshin Shimbun tài trợ. Các báo này sẽ tài trợ phí nhập học, học phí của các trường ĐH, nơi ở, trả tiền lương. Bù lại, du học sinh sẽ phải làm công việc giao báo đến người đọc.

Thời gian một ngày của du học sinh diện "học bổng báo" không giống như hình dung của nhiều người. Chẳng hạn, anh Kim Hưng (quê Hải Dương), nhận học bổng của tờ Yomiuri Shimbun, phải thức dậy lúc 1 giờ 30, đi giao báo từ lúc 2 giờ 30, xong việc mới đến trường học ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Từ 15 - 17 giờ, Hưng tiếp tục công việc rồi mới đi học tiếp.

Theo anh Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện tuyển sinh du học Trường Nhật ngữ MDI Tokyo tại Việt Nam, học bổng của tờ Yomiuri Shimbun chủ yếu dành cho các trường ĐH và trường dạy nghề trong khu vực thủ đô Tokyo và sinh viên làm công việc giao báo buổi sáng/buổi tối, thu tiền và dán tờ rơi. Tờ báo này sẽ trả tiền lương và tiền thưởng, cùng toàn bộ học phí từ khi nhập học đến khi tốt nghiệp.

Anh Hùng dẫn lại thông báo của Yomiuri Shimbun cho biết đợt tháng 04/2022 sẽ là năm thứ 58 tờ báo này cấp học bổng. Tính đến nay, có khoảng 80.000 sinh viên nhận học bổng của Yomiuri Shimbun.

Về điều kiện ăn ở và làm việc, anh Hùng cho hay du học sinh sẽ có phòng riêng (miễn phí) trong cửa hàng phát hành báo hoặc trong một căn hộ do báo Yomiuri Shimbun chuẩn bị. Sinh viên sẽ tự nấu ăn hoặc trả phí quy định để được phục vụ bữa sáng và bữa tối.

Du học sinh nhận học bổng không tốn phí cũng như khó khăn về hồ sơ
Du học sinh nhận học bổng không tốn phí cũng như khó khăn về hồ sơ

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến, Phó Trưởng khoa Đông Phương học, Trường ĐH Văn Hiến, đánh giá ưu điểm của "học bổng báo" là du học sinh không phải đóng phí trước khi đến Nhật Bản.

"Khi đến Nhật Bản, du học sinh sẽ trực tiếp đi học và làm việc ngay chứ cũng không tốn bất kỳ loại phí nào. Hồ sơ dạng học bổng này cũng không phải giải trình nhiều như dạng du học sinh nghèo cần xin học bổng tài trợ để đi học. Đây là một dạng học bổng khá thuận lợi cho những người muốn đi du học mà không có nhiều tiền", thạc sĩ Yến lưu ý.

Cân nhắc kỹ học bổng báo

Anh Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, các báo của Nhật Bản đều ghi rõ thời gian làm việc giao báo của du học sinh nhận học bổng là 2 ca: từ 2 giờ 30 - 5 giờ 30 và từ 15 giờ - 18 giờ.

Do đó, thạc sĩ Yến khuyến cáo du học sinh Việt Nam cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi xin "học bổng báo" để có thể cân bằng giữa việc học và công việc. Lý do là dù việc học có như thế nào thì sinh viên cũng không được bỏ việc.

Du học sinh cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi xin
Du học sinh cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi xin "học bổng báo"

Theo thạc sĩ Yến, công việc giao báo đòi hỏi du học sinh phải làm việc không ngừng nghỉ, bất kể trời nắng nóng, mưa hay tuyết rơi, cứ như vậy kéo dài ít nhất 2 năm tùy theo khóa học.

"Vì những đặc thù này nên số lượng du học sinh trụ lại đến cùng để được hưởng học bổng không được nhiều. Việc du học sinh nhận học bổng mà không trụ lại lâu dài còn dẫn đến một hệ lụy khác. Đó là nếu không được nhận học bổng nữa thì thị thực không được gia hạn. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều du học sinh bỏ trốn ra ngoài, 'ở chui' vì không muốn về nước", thạc sĩ Yến lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Liên hệ tư vấn

Đi giao báo tại Nhật Bản để ... du học
Đánh giá bài viết:
(5/1 đánh giá)